Xem nhanh
Quy định trọng tải xe nhất định bạn cần biết
Hiện nay, vấn đề quy định về rất nhiều nhà xe đã và đang chở quá trọng tải xe quy định nhằm mục đích tiết kiệm thời gian và có thể chở nhiều hàng hơn với mục đích lợi nhuận, nếu vượt quá trọng tải xe quá lớn thì hậu quả rất khôn lường và không thể lường trước được rất dễ gây tai nạn và gặp sự cố trên đường đi và đương nhiên, bạn không tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà chi phí bỏ ra thì quá nhiều. Chính vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra những quy định tải trọng xe tải để hạn chế tình trạng này.
Quy định về tải trọng xe
Tải trọng xe tải là khả năng chịu khối lượng nặng tối đa của cầu xe và đường bộ cho phép về mặt kỹ thuật để đảm bảo tuổi thọ của phương tiện và công trình thiết kế. Đối với từng loại xe cụ thể sẽ có những quy định về tải trọng hoàn toàn khác nhau.
Việc nắm được tải trọng xe cũng như hiểu được cách tính tải trọng xe có ý nghĩa rất lớn, chủ phương tiện có thể ước lượng được số hàng hóa xe có thể chở được là bao nhiêu để không vượt quá tải trọng cho phép. Từ đó, vừa có thể đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, vừa đảm bảo được độ bền cho xe.
Theo quy định về tải trọng xe hiện hành, tải trọng xe bao gồm trọng lượng tiêu chuẩn ban đầu của xe cộng với khối lượng hàng hóa được chở trên xe. Tải trọng xe cho phép sẽ là một con số cụ thể mà chủ xe cần lưu tâm để tránh vượt ngưỡng tải trọng giới hạn.
Việc tuân thủ chuyên chở hàng hóa phù hợp với tải trọng xe là yêu cầu bắt buộc, được nêu rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật được Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành. Trong trường hợp cố tình vượt tải trọng cho phép, nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý vi phạm dựa theo khối lượng hàng hóa quá tải.
Tải trọng xe tải được đề xuất dựa trên khả năng chịu tải thực tế của từng loại và khả năng chịu tải của từng cung đường di chuyển. Đôi khi một số cây cầu, cung đường thường đưa ra tín hiệu cảnh báo về khả năng chịu tải để các phương tiện tải trọng lớn hơn không di chuyển vào.
Hướng dẫn cách tính tải trọng xe
Tải trọng xe được tính dựa vào tổng số trục của xe bởi tổng trọng lượng của xe sẽ phân bố trên mỗi trục xe (cụm trục ba, trục kép, trục đơn). Và cách tính này còn phụ thuộc loại xe ô tô bởi khả năng chịu lực của trục ô tô khác nhau sẽ khác nhau.
Cách tính tải trọng xe thân liền
- Tổng số trục là 2 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn
- Tổng số trục là 3 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn
- Tổng số trục là 4 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn
Cách tính tải trọng xe đầu kéo, container, xe rơ moóc:
- Tổng số trục là 3 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn
- Tổng số trục là 4 trục: Tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn
- Tổng số trục từ 5 trục trở lên: Tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn
Đối với tổ hợp xe thân liền rơ mooc kéo tổng trọng lượng của xe gồm tổng lượng của xe thân liền và tổng các tải trọng trục đơn của xe.
Cách tính quá trọng tải hàng hóa và mức phạt với lái xe
Xe chở quá tải là xe chở hàng hóa vượt mức chuyên chở quy định theo chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Đối với xe cố tình chở quá tải cho phép, sẽ bị cơ quan chức năng tính toán mức vượt và phần trăm vượt tải để xử phạt.
Công thức tính khối lượng hàng hóa chở quá tải như sau:
- D (quá tải) = D (thời điểm kiểm tra thực tế) – D (khối lượng xe) – D (trọng tải hàng hóa được phép chở)
- % Quá tải = D (quá tải) : D (khối lượng xe)
Ví dụ: Một xe ô tô có khối lượng 3 500 kg, khối lượng hàng hóa xe được chở là 6000 kg. Thời điểm công an giao thông kiểm tra và cân xe tổng khối lượng của xe là 11000 kg. Vậy:
- Khối lượng hàng quá tải là: 11000 – 3500 – 6000 = 1500 (kg)
- Phần trăm quá tải: 1500 : (3500 x 100%) = 42,8%
Các mức phạt với lái xe khi quá tải hàng hóa
Các mức phạt được đưa ra dựa vào phần trăm khối lượng vượt tải. Khi bị các cơ quan chức năng phát hiện chở hàng vượt khối lượng cho phép, các phương tiện sẽ bị buộc dỡ phần hàng hóa vượt tải xuống đồng thời chịu các mức phạt dưới đây:
Mức phạt đối với người trực tiếp điều khiển xe quá tải:
- Quá tải từ 10 – 40%: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng
- Quá tải từ 40 – 60%: Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
- Quá tải từ 60 – 100%: Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
- Quá tải từ 100 % trở lên: Phạt tiền từ 7.000.000, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng.
Mức phạt đối với chủ sở hữu xe (gồm chủ sở hữu cá nhân và chủ sở hữu doanh nghiệp, tổ chức):
- Quá tải từ 10 – 40%: Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 4.000.000 – 8.000.000 đồng nếu là tổ chức. Quá tải từ 40 – 60%:
- Phạt tiền từ 12.000.000 – 14.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 24.000.000 – 28.000.000 đồng nếu là tổ chức
- Quá tải từ 60 – 100%: Phạt tiền từ 14.000.000 – 16.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 28.000.000 – 32.000.000 đồng nếu là tổ chức
- Quá tải từ 100 % trở lên: Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 32.000.000 – 36.000.000 đồng nếu là tổ chức.
Nắm được những thông tin quan trọng về cách tính trọng tải xe tải giúp người điều khiển và chủ xe có một hành trình vận chuyển chấp hành pháp luật, đảm bảo an toàn tránh được nhiều rắc rối khác.