Tải trọng là gì? Sự khác nhau giữa tải trọng và trọng tải

quy định về tải trọng

Với nhiều bác tài vận chuyển hàng hóa quá tải thì việc thường xuyên bị kiểm tra tải trọng tại những trạm cân là chuyện hết sức bình thường và thường xuyên. Nhưng điều cần phải chú ý đến là tải trọng xe để không bị phạt. Với những bác tài không làm trong các lĩnh vực này, họ sẽ còn khá mơ hồ về khái niệm về tải trọng xe. Vậy thì tải trọng là gì và nó có khác gì với trọng tải? Hãy cùng Taxi Tải Giá Rẻ đọc kĩ bài viết dưới đây nhé.

Tải trọng là gì và những hiểu biết về tải trọng

Để hiểu tải trọng là gì không những sẽ giúp cho các bác tài xế và chủ hàng hóa có thể tránh khỏi những lỗi khi tham gia giao thông. Đồng thời, cũng sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích. Có rất nhiều khái niệm hầu như không giống nhau về cụm từ tải trọng là gì? và mỗi nơi sẽ hiểu mỗi một ý nghĩa khác.

Tuy nhiên, sẽ có một số điểm thống nhất để hiểu tải trọng là gì nó vẫn có những nét tương đồng, sự nhầm lẫn khi phân biệt giữa tải trọng và trọng tải được diễn ra khá nhiều và thường xuyên.

Tải trọng và trọng tải giống hay là khác nhau

Tải trọng là gì?

Tải trọng là lực hay là ngẫu lực từ bên ngoài tác động vào một vật khác qua đó xem xét sức bền cơ học của vật đó. Nói cách khác đó là tải trọng xe chính là số cân mà lượng hàng hóa có trên xe.

Ví dụ: Một chiếc xe tải được thiết kế có trọng tải là 8 tấn, được yêu cầu chở hàng hóa 5 tấn. Vậy thì tải trọng là 5 tấn (hàng hóa chở), còn trọng tải là 8 tấn.

Trọng tải là gì?

Được hiểu là khả năng chịu sức nặng tối đa cho phép ở mặt kỹ thuật được nhà sản xuất công bố trong tài liệu thông số kỹ thuật của riêng từng loại xe tải. Được tính chính xác rõ ràng là tổng trọng lượng hàng hóa trên xe (nếu có) cộng với tổng trọng lượng xe.

Theo nghị định 15 của bộ luật nhà nước Việt Nam thì tải trọng là sức tải được quy định của một chiếc xe tải. Đây cũng chính là cơ sở để xác định xe tải có chở vượt quá số lượng chở hàng hóa cho phép hay không qua đó sẽ có các biện pháp xử lý thích hợp.

Xe vượt quá tải trọng
Xe vượt quá tải trọng

Một số quy định về cách tính tải trọng xe hiện nay

Quy định về cách tính tải trọng xe thân rời

  • Tổng số trục xe tải thân rời là 3: Có tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn
  • Tổng trục xe tải thân rời là 4: Có tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn
  • Tổng trục xe tải thân rời từ 5 trở lên: Có tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn

Quy định về cách tính tải trọng xe thân liền

  • Tổng số trục xe tải thân liền 2: Có tổng trọng lượng xe ≤ 16 tấn
  • Tổng trục xe tải thân liền 3: Có tổng trọng lượng xe ≤ 24 tấn
  • Tổng trục xe tải thân liền 4: Có tổng trọng lượng xe ≤ 30 tấn
  • Tổng trục xe tải thân liền 5: Có tổng trọng lượng xe ≤ 34 tấn

Một số mức phạt khi tải trọng xe chở quá mức quy định

Những quy định khi xe vượt tải trọng
Những quy định khi xe vượt tải trọng

Các bạn cũng nên tham khảo một số những mức quy định xử phạt khi vượt quá tải trọng xe đã được nhà nước ban hành với những trường hợp xe tải vượt quá trọng tải theo quy định hàng hóa:

  • Xe chở hàng vượt quá mức theo quy định từ 10% đến 20%: phạt tiền 2 đến 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1 tháng
  • Xe chở hàng vượt quá mức theo quy định từ 20% đến 50%: phạt tiền 3 đến 5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng
  • Xe chở hàng vượt quá mức theo quy định trên 50%: phạt tiền 5 đến 7 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng

Qua bài biết này Taxi Tải Giá Rẻ đã chia sẽ tới cho các bạn về tải trọng là gì? Cũng như là cách phân biệt giữa tải trọng và trọng xe tải trong việc chở chuyển hàng hóa. Nếu như doanh nghiệp các bạn muốn tìm cho mình một dịch vụ thuê xe tải chở hàng giá rẻ có thể liên hệ đến công ty chúng tôi để sớm được hỗ trợ một cách nhanh chóng, và an toàn nhất.

>> Xem thêm: Đi xa vận chuyển hàng hóa cần giấy tờ gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *