Khám phá hướng nhà ở Thanh Long Bạch Hổ Chu Tước Huyền Vũ

Tứ linh thú có ý nghĩa gì?

Các thầy phong thủy căn cứ trên địa thế để tìm ra Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, đây còn gọi là Tứ tượng khi đề cập đến vấn đề Địa lý phong thủy – Thanh Long Bạch Hổ Chu Tước Huyền Vũ là bốn thánh thú được thể hiện trong các chòm sao cổ đại ở Trung Hoa. Bên cạnh đó, các thánh thú hợp thành hệ thống ngũ hành, chi tiết sau đây:

  • Thanh Long: Đai diện hành mộc, biểu tượng của phương Đông.
  • Chu Tước: Đại diện hành Hỏa, biểu tượng của phương Nam.
  • Bạch Hổ: Đại diện hành kim biểu tượng của phương Tây.
  • Huyền Vũ: Đại diện hành thủy, biểu tượng của phương Bắc.

Thanh Long Bạch Hổ Chu Tước Huyền Vũ trong phong thủy

Theo phong thủy xưa, Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ được gọi là tứ tượng, tú thú hay tứ thanh tú là hình tượng bộ tứ không chỉ trong phong thủy mà còn được người phương Đông nghiên cứu trong triết học, thiên văn học.
Sơ lược tứ linh thú trong phong thủy xây dựng nhà ở:

  • Tiền Chu Tước còn gọi là Chim sẻ màu Đỏ tương ứng với mùa hạ, là màu của hành Hỏa ở phương Nam.
  • Tả Thanh Long còn gọi là Rồng Xanh, Thanh long là ngọn núi hay đồi phía tay trái ngôi nhà (nhìn từ trong nhà ra ngoài), đẹp nhất là nằm ở phương Đông. Là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong tứ tượng có tượng là hình rồng, có màu xanh, màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.
  • Hữu Bạch Hổ còn gọi là Hổ Trắng, có màu trắng bạch tương ứng với mùa thu, là màu của hành Kim ở phương Tây.
  • Hậu Huyền Vũ là sự kết hợp giữa hình ảnh giữa rắn quấn quanh con Rùa Đen có màu đen tương ứng với mùa đông, là màu của hành Thủy ở phương Bắc.

Tả Thanh long là gì?

Tả thanh long

Tả Thanh Long: Một cách hiệu quả chính là vị trí bên trái là nơi trú ẩn của Rồng Xanh, đại diện tương ứng với mùa Xuân, hành Mộc, cho phương Đông. Những địa hình Thanh Long trong phong thủy – Thông thường rồng trú ẩn sẽ có địa thế nhấp nhô, gập ghềnh. Nằm ở phía trái của ngôi nhà và có đất bên trái cao hơn bên phải, nhìn phía trong của ngôi nhà ra thì Thanh Long. Cho nên, nếu tự nhiên chưa có định sẵn thì bàn tay còn người có thể cải tạo sao cho gần được giống với thế thú này nhiều nhất sẽ tốt cho gia chủ, đem lại cho gia chủ tài lộc.

Hữu bạch hổ là gì?

Hữu Bạch Hổ: Nếu Thanh Long mang lại điều may mắn, tốt lành thì Bạch Hổ như Linh vật canh giữ và bảo vệ sự tốt lành, may mắn cho gia chủ. Hữu Bạch Hổ là vị trí bên phải là nơi trú ẩn của Hổ trắng, tượng trưng cho hành Kim, phương Tây, tương ứng với mùa Thu trong năm. Một điều bạn cần chú ý Bạch Hổ không nên cao hơn Thanh long vì khí thể Bạch hổ ngẩng đầu quá cao sẽ lẫn át Thanh Long, mất cân đối Phong thuỷ, vùng đất kém đi sự may mắn và phúc lành cho ngôi nhà của bạn.

Tiền Chu tước là gì?

Tiền chú tước

Theo quan niệm của dân gian Chu Tước là con chim Sẻ màu đỏ tương ứng với mùa hạ, tượng trưng của hành Hỏa ở phương Nam.
Tiền Chu Tước: Nơi Chu tước án ngữ ở đất phía trước mặt nên địa thế bằng phẳng, nên thấp hơn phía sau nhà ( đây là nơi cư trú của Huyền Vũ) sẽ thuận lợi cho gia chủ đón tốt lành và gặp nhiều may mắn.

Xem thêm: Khám phá tuổi giáp tý hợp với hướng nhà nào

Huyền Vũ là gì?

 

Theo quan niệm dân gian Huyền Vũ theo quan niệm là sự kết hợp giữa hình ảnh Rắn quấn quanh con Rùa có màu Đen tương ứng với màu đen đại diện cho hành Thủy ở Phương Bắc.

Hậu Huyền Vũ: Huyền Vũ sáng sủa tốt đẹp gia tăng phúc thọ, giữ vượng khí dài lâu cho gia chủ. Được tưởng tượng như sự quấn quýt của Rùa và Rắn, ngự ở phía sau nhà, tương ứng với mùa đông thuộc hành thủy đại diện cho phương Bắc. Ta có thể cải tạo đắp đồi, núi tạo hình mu rùa tượng trưng cho Huyền Vũ nếu địa thế chưa có sẵn.

Thiết kế Thanh Long Bạch Hổ Chu Tước Huyền Vũ trong phong thủy

Mọi người thường có quan điểm là tiền Chu Tước (Phía trước nhà) phải có thủy để tụ khí, tả Thanh Long (Bên trái ngôi nhà) nên để đường đi, bên Bạch Hổ (Bên phải ngôi nhà) thường trồng cây, hậu Huyền Vũ (Tức phía sau nhà) phải có sơn để trấn,…
Trên thực tế, đây chỉ là kiến thức cơ bản ban đầu của phong thủy trường phái Loan Đầu, khi đi sâu vào phong thủy nhà ở phải áp dụng một cách linh hoạt theo địa hướng đất và thế đất chuẩn xác nhất. Một ví dụ đơn giản, những nhà có hướng Bắc, trong trường hợp tả Thanh Long là đường đi, thì sẽ thuộc phía Tây, Thanh Long ngũ hành là Mộc, trong khi hướng Tây có ngũ hành Kim, mà Kim lại khắc Mộc, nên Thanh Long không thể vượn khi ở vị trí này.

Trường hợp Huyền Vũ ngũ hành là Thủy lại tọa ở phương Nam là Hỏa, mà Thủy khắc Hỏa, tối kỵ việc này. Bên cạnh đó, Bạch Hổ ngũ hành là Kim lại khắc phương Đông là Mộc, Chu Tước ngũ hành là Hỏa khắc phương Bắc là Thủy.
Chúng ta có ngũ hành trong phong thủy nên khi sắp đặt phong thủ, người ta phải tính đủ đến 5 yếu tố là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khi án ngữ có nước gọi là Thủy trấn, trồng cây to lớn gọi là Mộc trấn, phong thủy có núi gọi là Sơn trấn, dùng các vật bằng kim loại là Kim trấn, có nước gọi là Thủy trấn, trồng cây to lớn gọi là Mộc trấn. Hướng bếp tính theo tuổi nam hay nữ gia chủ đều không chuẩn, riêng về Hỏa chấn, xét tổng thể căn nhà thì bếp là Hỏa chấn, còn với đình đền, thì nơi hóa vàng là Hỏa chấn.
Một ngôi nhà muốn có hướng tốt lại thêm tốt thì nên thiết kế theo phong thủy chuẩn vào thế sơn hướng tốt, hợp với vận, thế nhà có đầy đủ hậu Huyền Vũ (có sơn) và Bạch Hổ, Thanh Long đầy đủ. Và trước mặt Chu Tước thì nên có thủy, có Minh Đường thoáng đãng, rộng rãi,.. giống việc ngồi ở nơi trước mặt phong quang, chủ nhân sẽ có tâm thái, an nhiên hậu vận tốt, tinh thần thoải mái. Đối với trường hợp ngồi ghế bị vật thể lớn chắn ngay trước mặt thì tâm thái bí bách bất an, cũng tựa như ngôi nhà nhỏ, có cái sân bé, lại bị nhà khác to hơn trấn ngay đằng trước, rõ ràng sẽ thấy bị cản trở và đè nén.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về Thanh Long Bạch Hổ Chu Tước Huyền Vũ chúc các bạn sẽ xây dựng một căn nhà hợp phong thủy mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

Có thể bạn quan tâm: Cung ngũ quỷ là gì? Khắc chế hướng ngũ quỷ

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *