Xe liên doanh là gì? Liệu có tốt để mua sử dụng

Chắc hẳn đã có rất nhiều người đề cập tới xe liên doanh. Sẽ có nhiều người gợi ý mua xe liên doanh bởi vì có giá thành rẻ, nhưng lại có người lại e ngại về chất lượng của những dòng xe liên doanh này. Vậy thì xe liên doanh là gì? Và cách phân biệt xe chính hãng và xe liên doanh hiện nay như thế nào? Có nên mua xe liên doanh hay không? Cùng Taxi Tải Giá Rẻ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Liên doanh là gì?

Để biết xe liên doanh là gì? Thì trước hết thì bạn cần phải tìm hiểu về khái niệm “liên doanh”.

Hiểu đơn giản, liên doanh là một hình thức liên kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp khác quốc gia với mục đích để tạo thành một sản phẩm liên doanh hay có thể lớn hơn là công ty liên doanh.

Thông thường thì các công ty liên doanh đa số được đăng ký hình thức trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Với mỗi bên góp vốn sẽ có tính trách nhiệm và quyền lợi theo tỷ lệ vốn đã góp vào liên doanh. Với hình thức liên doanh dạng này, ngoài lợi nhuận thu về ra thì cả hai bên đều sẽ hưởng được nhiều những quyền lợi khác:

  • Công ty Việt Nam được tiếp cận toàn bộ công nghệ mới, thiết bị, máy móc hiện đại, học hỏi thêm những quy trình làm việc khoa học, phương thức quản lý, mở mang tầm nhìn…
  • Công ty nước ngoài sẽ được doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ về mặt pháp lý, nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu thị trường,… mục đích để phát triển công ty sao cho phù hợp nhất với tập quán của người Việt ta.
Xe liên doanh CBR 150CC nhập khẩu
Xe liên doanh CBR 150CC nhập khẩu

>> Xem thêm: Đi xe máy chở tủ lạnh sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xe liên doanh là gì?

Vậy xe liên doanh là gì? Trên thực tế có nhiều cách hiểu về xe liên doanh tùy theo tiêu chí mà phân loại. Mỗi loại sẽ có một định nghĩa khác nhau. Taxi Tải Giá Rẻ tạm thời phân loại xe liên doanh thành 2 dạng chính để bạn dễ hình dung:

Loại 1: Xe liên doanh do công ty liên doanh sản xuất

Đây là những dòng xe được sản xuất nhờ sự liên doanh, được kết hợp giữa 2 hoặc nhiều công ty thuộc nhiều quốc gia khác nhau hợp tác. Hoặc được một công ty liên doanh (đã đăng ký giấy phép) sản xuất. Loại này cũng gồm 2 dạng:

  • Xe liên doanh sản xuất trong nước: Với loại xe được lắp ráp hoàn toàn tại Việt Nam, thì loại này bạn mua bán, sang tên bình thường và chỉ cần đóng thuế trước bạ, và làm thủ tục đăng ký xe là được.
  • Xe liên doanh nhập khẩu: Với xe được sản xuất, lắp ráp tại nước ngoài. Dòng này khi mua về Việt Nam buộc phải sang tên và bạn phải đóng thuế xe liên doanh nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

Xe liên doanh ngoài ra còn có một tên gọi khác không thông dụng lắm là “xe tạm chủng” do chúng thường được lắp ráp bởi nhiều loại vật tư linh kiện khác nhau có nguồn gốc xuất xứ từ rất nhiều nơi.

Loại 2: Xe do công ty liên doanh, công ty nước ngoài mua hoặc thuê

Khi ra đường chắc chắn bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những chiếc xe ô tô mà trong biển số xe có chữ LD. Đó là từ viết tắt của chữ liên doanh. Xe liên doanh trong những trường hợp này dùng để chỉ xe thuộc sở hữu của những công ty liên doanh, hoặc là những doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, hoặc là xe thuê của nước ngoài.

Xe máy wave S 110 Liên Doanh Việt – Nhật, Hàn
Xe máy wave S 110 Liên Doanh Việt – Nhật, Hàn

>> Xem thêm: Cách tính biển số xe và ý nghĩa của từng con số

Với những dòng xe này hoàn toàn có thể là xe chính hãng, xe nhập khẩu từ nước ngoài chứ không liên quan gì tới loại xe liên doanh mà Taxi Tải Giá Rẻ đã đề cập phía trên. Nhìn chung, để xác định về xe liên doanh thì dựa vào cách phân loại thứ 1 vẫn là sẽ chuẩn xác và thông dụng hơn. Tức là xe do các công ty liên doanh sản xuất được.

Xe liên doanh có tốt không? Có nên mua xe liên doanh không?

Xe liên doanh sẽ có giá rẻ hơn xe chính hãng, chất lượng tương đương, mẫu mã đẹp lại đẹp. Nghe thì có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế nhiều người lại khá e dè khi lựa chọn mua xe liên doanh. Chỉ một số ít những người biết “chơi xe”, rành về xe cộ mới chọn dòng xe này.

Bản chất của xe liên doanh thực tế không hề xấu. Nhưng theo thời gian, nhiều đơn vị tại vì lợi nhuận đã gắn mác “xe liên doanh” cho những chiếc xe cũ đã qua tái chế lại tại Trung Quốc hoặc là những dòng xe cũ lại độ thành nhìn có vẻ mới nhưng thực chất lại không đảm bảo về mặt chất lượng.

Cũng vì lý do đó mà nhiều trường hợp nhiều người mua phải xe liên doanh “dỏm” khiến tiền mất tật mang, máy ì, hao xăng, nhanh bị hư hỏng,… làm dòng xe này mang tiếng xấu.

Vậy có nên mua xe liên doanh không? – Nếu như bạn mua đúng dòng xe liên doanh chất lượng, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Nhưng hãy nên cân nhắc kỹ và tốt hơn hết hãy nhờ người có kinh nghiệm để tư vấn cho bạn. Còn nếu bạn hoàn toàn không có kinh nghiệm trong việc chọn mua xe liên doanh nhiều, thì nên vào các đại lý xe chính hãng để được tư vấn thêm.

Xe liên doanh là gì? liệu có tốt không
Xe liên doanh là gì? liệu có tốt không

>> Xem thêm: Xe máy chuyên dùng là gì? Gồm những loại nào

Những lưu ý khi mua xe liên doanh

Nếu như bạn đang có ý định mua xe liên doanh, thì dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn nên tham khảo qua:

  • Lưu ý khi đến mua xe tại các tiệm xe nhỏ, đa phần sẽ là xe độ lại, xe tân trang. Hãy cẩn thận.
  • Nên có hiểu biết nhất định về những dòng xe máy. Hoặc có người di cùng am hiểu xe liên doanh để cùng bạn đến xem xe.
  • Xe liên doanh giá rẻ, nhưng với giá quá rẻ thì bạn nên kiểm tra lại thật kỹ xem xem có vấn đề gì bất thường không?
  • Hãy mua xe từ những đơn vị kinh doanh uy tín đáng tin cậy, có khả năng bảo hành bảo dưỡng cho bạn trong trường hợp xe xảy ra trục trặc.
  • Kiểm tra cà vẹt xe để biết được nơi xuất xứ và phải đảm bảo là xe liên doanh “chính hãng”
  • Những vấn đề bạn cần phải xem xét khi kiểm tra xe: Mức độ hao xăng, giấy tờ xe, kết cấu xe, độ bền khung sườn,…

Qua bài viết này Taxi Tải Giá Rẻ đã cung cấp chia sẻ đến cho các bạn hiểu rõ về khái niệm xe liên doanh là gì có những loại nào đang được kinh doanh hiện nay. Kèm theo chất lượng cũng như giá thành bán ra cho mỗi dòng sản phẩm, mình hy vọng các bạn có thể đưa ra một quết định đúng đắn trong việc lựa chọn tìm mua cho mình một chiếc xe mới nhé.

>> Tham khảo thêm: Lưu ý những điều cần biết khi mua xe máy mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *