Xem nhanh
Vì sao cần phải tôn trí, thờ tự và bài trí bàn thờ Phật tại nhà? Đối với những gia đình theo Phật giáo, bàn thờ Phật đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong gia đình.Thờ Phật tại nhà là cách để các thành viên trong gia đình thấu hiểu & học theo những phẩm chất đức hạnh cao cả của Ngài. Sau đây các bạn hãy cùng theo dõi hướng dẫn cách bài trí bàn thờ Phật tại nhà theo một số nguyên tắc chuẩn tại bài viết này.
Ý nghĩa của việc thờ cúng tượng Phật tại nhà
Lòng biết ơn, tri ân luôn là một đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sự thờ cúng trong các tôn giáo là một biểu hiện rõ nhất, và lâu đời nhất để tôn thờ, noi gương những người có công lao và cống hiến lớn đối với nhân loại. Trong những vị giáo chủ được tôn thờ ấy, Đức Phật là một vị được nhiều tín đồ tôn sùng nhất. Phật là những bậc đã dày công tu luyện trí tuệ và phước đức, hội tụ đầy đủ các đức hạnh cao quý của nhân loại gồm toàn thiện, toàn chân và toàn mỹ. Các Ngài dùng đức trí của mình để dẫn dắt chúng sinh thoát ra khỏi biển khổ luân hồi. giải thoát tai ương & hướng đến sự sáng suốt.
Việc thờ cúng Phật là một nét đẹp văn hóa tâm linh của nhân loại, đã được người Việt tiếp nhận & duy trì bao đời, dưới hình thức mở chùa, đền hay thờ tại gia để thờ, lạy và cúng Phật. Ta thờ cúng Phật với mong cầu đi theo cái thiện, từ bi và trí tuệ của Ngài. Cũng là để xem Ngài vẫn còn tại thế luôn bên cạnh ta. Bên cạnh đó còn là cầu mong sự bình an, tốt lành và may mắn đến với người thân, gia đình.
Điều kiện để lập và bài trí bàn thờ Phật
Lập bàn thờ Phật trong nhà là một việc làm mang lại cho chủ nhà nhiều phúc nghiệp nhưng theo tập tục của người Việt Nam mình tự ngàn đời thì nguyên tắc đặt bàn thờ phật gia tiên không phải là đơn giản mà đòi hỏi các điều kiện sau:
- Điều kiện tiên quyết thứ nhất là chủ nhà phải thành tâm, 1 lòng hướng về giáo lý của đạo Phật. Khi đã tự nhận mình là tín đồ Phật giáo thì nhất thiết cần phải ăn chay vào 2 ngày mùng 1 & ngày rằm hàng tháng, không được sát sinh do đó là giáo lý nhà Phật.
- Điều kiện thứ 2 mà gia chủ cần phải ghi nhớ nằm lòng khi lập bàn thờ Phật là không được cúng thịt động vật, xôi gà bởi như trên đã đề cập, giáo lý của đạo Phật chủ trương chúng sinh không được sát sinh dù là một con vật nhỏ bé nhất.
Cách bố trí bàn thờ Phật tại gia theo phong thủy
Vị trí bài trí và đặt bàn thờ Phật
Không giống như lễ tại chùa, khi thờ Phật tại gia ta cần phải sắp xếp vị trí của bàn thờ theo chuẩn tâm linh phong thủy. Cách đặt bàn thờ Phật để tỏ lòng thành kính, ta nên bố trí bàn thờ Phật tại nơi trang trọng nhất trong nhà.
Với những ngôi nhà không có lợi thế về diện tích, bàn thờ thường được đặt ở nơi cao nhất trong phòng khách, sử dụng tủ thờ hay án giang hoặc bàn thờ treo tường. Còn với những căn nhà diện tích rộng, gia chủ có thể lập phòng thờ riêng tại tầng cao nhất sao cho thanh tịnh, thông thoáng, sạch sẽ & trang nghiêm.
Cách sắp xếp tượng Phật trong nhà
Thông thường, muốn thờ tượng Phật trong nhà thì nên thỉnh ở những cửa hàng chuyên về hình tượng Phật. Có thể thờ Tam Thế Phật bao gồm: Đức Phật A-Di-Đà và Đức Di-Lặc, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hay Tây Phương Tam Phật bao gồm Đức A-Di-Đà, Đức Đại Thế Chí, Đức Quán Thế Âm. Hay chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hoặc Phật A-Di-Đà đặt ở giữa bàn thờ & mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát đặt ở bên trái của bàn thờ (theo hướng nhìn từ ngoài vào). Nếu thờ cả ba vị thì nên sắp đặt chung 1 bàn thờ. Có thể tùy vào thời kỳ giáo hóa của mỗi vị Phật & pháp môn tu hành để thờ nhưng không nên thờ quá 3 vị sẽ gây rối loạn.
Lần đầu tiên thỉnh tượng Phật, tín đồ cần phải làm lễ thượng tượng hay lễ an vị Phật. Nghi lễ này không cần linh đình nhưng cần một sự trang nghiêm. Muốn vậy, thi chủ nhà phải giữ mình thân tâm sạch sẽ, ăn chay giữ giới & mời thêm thiện hữu trí thức đến hộ niệm một thời kinh. Sau khi thực hiện xong, tượng Phật trong nhà sẽ trở lên linh thiêng & mỗi thành viên trong gia đình cần nhớ đến đức hạnh cao cả của Đức Phật mà trở nên tĩnh tâm, tinh thần luôn lương thiện, hướng đến cái đẹp, cái tốt.
Khi thờ phụng lâu năm, tượng Phật cũ bị mờ hay bám bụi thì nên tô vẽ và lau chùi lại bằng nước sạch. Còn nếu tượng Phật hư hỏng, và cần thay mới thì phải dâng tượng cũ vào chùa chờ dịp nhập tháp chứ không nên vứt bỏ hay đặt lung tung.
Cách bài trí bàn thờ Phật tại gia theo phong thủy
Bàn thờ Phật được bài trí bao gồm những vật chính như sau:
- Lư hương: đặt ngay chính giữa phía trước, không nên quá đầy tro. Do đó gia chủ nên rút bớt chân hương vào ngày 15 âm lịch hàng tháng cho sạch sẽ.
- Bình hoa, đĩa quả: sắp xếp theo khẩu hiệu “Đông bình, Tây quả”, tức bình hoa nên đặt tại bên tay trái tượng Phật, đĩa trái cây đặt bên tay phải tượng Phật. Nếu có chuông thì nên đặt ở cùng phía với bình hoa & mõ đặt cùng phía với đĩa quả. Dĩa đựng trái cây cúng dường Phật không sử dụng cho việc khác hay bàn thờ khác.
- Nước sạch: nước thanh khiết cúng Phật được đặt ở giữa hoặc bên trái bàn thờ, cạnh đĩa quả. Hằng ngày nên thay nước & không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác
- Đôi đèn thờ: Trên bàn thờ Phật luôn luôn có 1 đôi đèn thờ được thắp sáng, đặt tại hai bên trái phải của bàn thờ. Người ta thường quan niệm rằng, 1 đèn trên bàn thờ Phật là tượng trưng cho trí tuệ Phật, đèn còn lại là tượng trưng cho trí tuệ của chúng sinh. Có thể dùng đèn điện, đèn cầy.
Ngoài ra, ta có thể sắp xếp thêm thực lễ tùy vào điều kiện của gia chủ. Các đồ thờ trên ban thờ cần phải sắp xếp gọn gàng, ngay hàng thẳng lối, có thể sắm sửa và bài trí hoa quả đối xứng nhau cho đẹp.
>> Xem thêm: Những Điều Kiêng Kỵ Cần Tránh Trong Phong Thủy Phòng Ngủ
Một số lưu ý trong việc bài trí & sắp xếp bàn thờ Phật tại gia
Bàn thờ Phật luôn phải sạch sẽ, và được thắp nhang cúng Phật hàng ngày. Vào những ngày mùng 1, mười bốn, rằm hay ngày ba mươi, cũng như vào những ngày lễ vía trong năm, cần phải chưng dọn hoa tươi quả mới, nước sạch hương đèn cùng các món lễ vật thành tâm dâng lên cúng Phật.
Đồ lễ cúng Phật phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Không đặt tiền âm phủ, vàng mã để dâng cúng lên bàn thờ Phật.
- Đồ lễ là đồ chay, không được sắm sửa các món lễ mặn sẽ vi phạm đến nhà Phật. Có thể cúng xôi chè, phẩm oản cùng hoa quả.
- Hoa tươi lễ Phật nên là hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa sen… Quả cúng Phật là quá tươi, chín, không héo, méo mó, nên sử dụng chuối, bưởi, na, phật thủ,…
>> Xem thêm: Cách Bài Trí Bàn Thờ Thần Tài Chuẩn Phong Tục Truyền Thống
Một số nguyên tắc khi đặt bàn thờ Phật và Gia Tiên chung
Để tối ưu không gian thờ cúng khi căn nhà không có nhiều diện tích. Người ta có thể thiết lập & bố trí bàn thờ Gia Tiên và bàn thờ Phật chung.
Tuy nhiên, việc thờ Phật chung với Gia Tiên cũng cần có một số nguyên tắc cần phải tuân thủ:
- Không nên đặt 2 bàn thờ Phật & bàn thờ gia tiên đối diện nhau trong 1 gian phòng.
- Vị trí tượng Phật luôn đặt ở vị trí cao nhất. Không được để tượng, hình ảnh Phật thấp hơn hay ngang bằng với bát hương, bài vị của gia tiên.
- Nếu đặt bàn thờ ông bà gia tiên ở chung với bàn thờ Phật thì không nên cúng các món đồ mặn.
- Trong phòng thờ Phật có thể lập bàn thờ gia tiên nhưng bàn thờ gia tiên cần phải đặt ở 1 bên sao cho thấp hơn bàn thờ Phật. Nếu không gian hẹp thì nên đặt bàn thờ Phật ở trên, bàn thờ gia tiên ở phía dưới & nên dùng bàn thờ phân cấp tránh việc nhầm lẫn gây động phạm đến tâm linh.
Nên lập và bố trí bàn thờ Phật trong nhà thuận phong thủy để mang lại nhiều vận may mắn, tài lộc cho gia chủ. Hy vọng bài viết hướng dẫn cách bài trí bàn thờ phật của Taxi Tải Giá Rẻ số đã ít nhiều giúp được bạn trong việc lập cũng như bố trí, trang trí bàn thờ Phật đẹp, hợp phong thủy cho phòng thờ gia đình mình.
>> Xem thêm: [Mách Bạn] Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên Đúng Cách Mang Lại May Mắn Và Tài Lộc